New Balance là một công ty chuyên sản xuất giày ở Mỹ, có trụ sở chính nằm tại Boston, Massachusetts. Bắt đầu với tên gọi New Balance Arch Support Company, công ty chuyên bán các dịch vụ hỗ trợ và phụ kiện độc quyền cho người mang giày. Dần trở thành công ty thiết kế giày chuyên nghiệp, New Balance bắt đầu mở rộng trong những năm 1970. Ngày nay, New Balance đã trở thành một trong những thương hiệu giày hàng đầu thế giới. Cùng mình tìm hiểu xem tại sao thương hiệu giày New Balance lại có những bước tiến thần kì như vậy nhé!
New Balance Arch Support Company được thành lập vào năm 1906 bởi William J.Riley, một người Anh 33 tuổi nhập cư tại Mỹ. Công ty ban đầu chỉ cung cấp một số phụ kiện được thiết kế độc quyền để làm cho đôi giày của người mang phù hợp hơn. Năm 1934, Arthur Hall gia nhập công ty và phụ trách chiến lược tiếp thị cho New balance, với nhiệm vụ quảng cáo những sản phẩm của họ cho những người có công việc buộc phải đứng trong nhiều giờ mỗi ngày. Một số thông tin cho rằng hầu hết các khách hàng của New balance trong thời điểm đó là các cảnh sát và nhân viên phục vụ.
Giày New balance dành riêng cho quần vợt (gọi là “Trackster”) được thiết kế bởi con gái của Riley và chồng cô vào năm 1961, mặc dù vậy, New Balance vẫn không nhận được nhiều tiếng vang lớn cho đến khi công ty được chuyển vào tay Jim Davis. Tại Mỹ đã xảy ra một cơn sốt chạy bộ trong những năm 1970, và Boston nằm ngay tâm chấn của cơn bão.
Trong thực tế thời gian này, New Balance chỉ có sáu nhân viên làm việc, sản xuất ra 30 đôi giày mỗi ngày. Những đôi giày này được thiết kế đặc biệt cho từng khách hàng cụ thể. Davis đã rất thành công trong việc mở rộng thị trường cho công ty. Trong thời gian ngắn. Những đôi giày new balance đã lan rộng khắp thị trường Bắc Mỹ.
Năm 1972, Jim Davis trở thành ông chủ mới của New Balance. Ông vẫn giữ nguyên triết lý thiết kế của hãng, đồng thời giới thiệu thêm 2 logo NB và N trở thành biểu tượng của New Balance đến ngày nay.
New Balance đã có nhiều kinh nghiệm trong những thập kỉ qua. Nhà máy mới được mở ra ở Anh, sau đó là Trung Quốc và một số nước châu á khác (trong đó có Việt Nam) trong chiến lược phát triển thị trường toàn cầu. Có một nguyên tắc mà New balance vẫn giữ trong suốt quá trình phát triển, đó là New Balance phải giữ năm nhà máy tại Mỹ. Công ty cho rằng họ không cần những đầu tư lớn nào cho quảng cáo. Hầu hết khách hàng xem nó như một chính sách công ty gia đình thân thiện. Hiện nay, New Balance đang chịu sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cạnh tranh như Nike, Adidas… Vậy liệu họ có trụ vững và đi lên như hơn 100 năm quá, đây là câu hỏi chưa có hồi kết?
Bình luận