Rất nhiều người tỏ ra không hài lòng một chút nào khi đôi giày chính hãng họ phải bỏ ra đến vài triệu đồng để mua về lại có mác “made in china”, thậm chí trong một số trường hợp khách hàng còn gửi lại hàng ngay lập tức và yêu cầu cửa hàng trả lại tiền với lý do đôi giày không có mác “made in U.S.A” như họ đã nghĩ. Nếu bạn cho rằng giày chính hãng sẽ luôn có mác xuất xứ từ EU, Mỹ hay bất cứ một nước châu Âu nào đó thì liệu bạn đã bao giờ thắc mắc những đôi giày xách tay mua trực tiếp từ Store của các hãng lớn tại Châu Âu nhưng cũng có dòng “made in China” hoặc “made in Vietnam” hay từ một số nước châu Á khác?
Thực tế thì việc đánh giá chất lượng của một đôi giày thông qua xuất xứ của sản phẩm không phải lúc nào chính xác và nếu bạn đánh giá một đôi giày có chính hãng hay không chỉ qua từ “made in …” thôi thì thậm chí đó còn là một sai lầm. Không chỉ kể riêng đến giày mà tất cả các thương hiệu lớn trên thế giới đều không tự sản xuất các sản phẩm của mình mà sẽ hợp tác với một đối tác chuyên sản xuất ở một nước khác, thông thường là các quốc gia châu Á. Lý do đơn giản là liên quan đến vấn đề chi phí. Các chi phí cho sản xuất, thuê nhân công ở các nước châu Á (như Trung Quốc, Vietnam, Indonexia,…) thấp hơn rất nhiều so với các nước phát triển ở châu Âu hoặc châu Mỹ. Tuy nhiên có một thực tế là trình độ tay nghề của các nhân công ở các nước này lại rất cao, có nhiều kinh nghiệm gia công hàng hóa và đủ khả năng đáp ứng được những tiêu chuẩn mà hãng đặt ra. Và tất nhiên hàng hóa sản xuất ở đâu thì phải ghi xuất xứ ở đó, điều này cũng giải thích tại sao hầu hết những đôi giày chính hãng bạn nhìn thấy đều là “made in” các nước châu Á như vậy.
Có tới 80% hàng hóa được bày bán và sử dụng ở Mỹ là “Made in China”, “Made in Bangladesh”, “Made in Mexico”, “Made in Thailand” “Made in Vietnam” và một số nước Nam Mỹ và Châu Á khác. Chỉ 15-20% các hãng là sản phẩm “Made in U.S.A”. Nếu bạn đã biết đến thương hiệu Nike nổi tiếng toàn cầu thì hẳn bạn sẽ bất ngờ với sự thật là những đôi giày của họ chưa từng được sản xuất tại Mỹ, kể cả khi hãng mới thành lập. Tất cả các sản phẩm của Nike đều được gia công ở các nước nhỏ rồi sau đó mới được nhập trở lại Mỹ. Và nếu bạn là người Việt Nam, bạn cần biết thông tin rằng: Hiện nay 80% những sản phẩm của Nike và hơn 40% sản phẩm của adidas được sản xuất tại Vietnam. Việt Nam hiện đang sở hữu những nhà máy sản xuất hàng đầu là đối tác lớn của các hãng nổi tiếng này.
Vậy câu hỏi đặt ra là chất lượng của những đôi giày chính hãng khi gia công ở các nước như Trung Quốc, Việt Nam, Indonexia,… có thật sự đảm bảo? Câu trả lời là hoàn toàn đảm bảo. Bản thân các nhà máy được lựa chọn để gia công đều phải đáp ứng được những tiêu chuẩn rất cao mà các hãng giày đặt ra. Từ thiết kế đến nguyên liệu và quy trình sản xuất đều được hãng giày cung cấp và kiểm tra gắt gao. Chỉ những sản phẩm vượt qua các vòng kiểm định chất lượng mới được các hãng giày chấp nhận và nhập ngược trở lại trụ sở hãng để phân phối trên toàn cầu. Những sản phẩm không đạt yêu cầu lập tức sẽ bị tiêu hủy. Vì thế các cửa hàng ở Việt Nam hiện nay nếu muốn cung cấp những đôi giày chính hãng thực sự thì chẳng có cách nào khác ngoài con đường nhập khẩu.
Nhà máy sản xuất của các hãng giày lớn được đặt ở khá nhiều nước trên thế giới. Tùy từng mẫu mà hãng sẽ chỉ định nhà máy sản xuất và nước sản xuất. Myshoes xin tổng hợp kinh nghiệm hiểu biết về các quốc gia gia công cho các hãng như sau:
– Giày adidas: Thổ Nhĩ Kì, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Indonexia.
– Giày Nike: Việt Nam, Trung Quốc, Indonexia, Phillipines, Đài Loan, Hàn Quốc, Mexico, Pakinstan, Bangladesh
– Giày Lacoste: Việt Nam, Trung Quốc, Indonexia, Thái Lan.
– Giày Puma: Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Indonexia, Campuchia, Mexico, Bangladesh
– Giày Asics: Nhật Bản,Trung Quốc, Việt Nam, Indonexia.
Chất lượng thực sự của đôi giày được đánh giá ở trình độ gia công kĩ thuật và những trải nghiệm mà công nghệ trên một đôi giày có thể mang lại cho người dùng chứ không phải nằm ở chiếc mác “ made in …” của nó. Suy cho cùng đó cũng chỉ là một dấu hiệu cho ta biết về nơi sản xuất của đôi giày. Vậy nên để đánh giá chính xác về một đôi giày chính hãng bạn nên thu thập những thông tin hữu ích để nâng cao sự đánh giá của mình hoàn hảo nhất!
Phương Thảo
Bình luận