Chúng ta thường tìm hiểu nhiều về lợi ích và các kĩ thuật chạy bộ đúng cách nhưng lại bỏ qua việc tìm hiểu các chấn thương khi chạy bộ. Thực chất thì việc xem xét về các chấn thương này đôi khi còn quan trọng hơn việc bạn tìm hiểu về lợi ích của chạy vì chúng giúp bạn hiểu rõ và phòng tránh được những vấn đề sức khỏe không đáng có khi chạy bộ. Chấn thương rất dễ xảy ra khi chạy bộ đường dài nhưng điều đó không có nghĩa là chạy bộ ngắn luyện tập thông thường sẽ khồn có chấn thườn. Lợi ích từ chạy bộ có lẽ cũng chẳng còn mấy ý nghĩa khi bạn mắc thêm những chấn thương dai dẳng.
Chấn thương khi chạy bộ từ đâu?
Có một vài lý do chính khiến bạn hay gặp phải những chấn thương khi chạy bộ.
- Cường độ vận động không phù hợp
Lỗi này hay gặp phải nhất ở những người mới bắt đầu chạy bộ. Khi thực hiện một điều gì đó mới mẻ chúng ta luôn bắt đầu với tâm thế hứng khởi và niềm mong muốn thể hiện bản thân vì thế thường cố gắng hết sức đôi khi vượt quá giới hạn chịu đựng của cơ thể. Sai lầm lớn của những người mới bắt đầu chạy bộ là không đánh giá dựa vào khả năng của bản thân mà chỉ chạy theo những gì họ muốn chạy càng nhanh, càng xa, càng nhiều thì càng tốt vì việc đó thường mang lại cảm giác chiến thắng. Tuy nhiên hệ quả của việc này là chỉ một vài buổi tập thôi hoặc có thể là nay buổi đầu tiên chấn thương đã xuất hiện.
- Chạy sai kĩ thuật
Chấn thương khi chạy bộ là điều hiển nhiên sẽ xảy ra nếu việc chạy bộ của bạn sai kĩ thuật. Khi chạy bộ cơ thể của chúng ta đặc biệt là phần chân chịu vô cùng nhiều những áp lực nên cần có những kĩ thuật chạy bộ để giảm thiểu áp lực cho chân. Chạy sai kĩ thuật đồng nghĩa với việc áp lực cơ thể phải chịu nhiều hơn, chấn thương dễ xảy ra.
- Vấn đề ở đôi giày của bạn
Việc chạy bộ cần một đôi giày chạy đúng nghĩa, nghĩa là một đôi giày training hay giày thời trang khó có thể thay thế một đôi giày chạy bộ được. Một đôi giày chạy bộ quá rộng hoặc quá chật, không phù hợp với chân bạn hoặc việc tập luyện cũng đều có thể gây nên những chấn thương nghiêm trọng hơn bạn nghĩ.
Một số chấn thương thường gặp khi chạy bộ
- Đau xương cẳng chân
Khi thay đổi thói quen chạy bộ của bạn một cách đột ngột như chạy nhanh hơn, cự ly dài hơn rất dễ xảy ra chấn thương này. Loại chấn thương này khá hay gặp phải ở người mới chạy bởi cơ thể chưa quen với việc chạy liên tục với tốc độ nhanh – điều họ chưa từng làm trước đây. Những người mới tập được khuyên chạy bộ nhẹ nhàng, vận tốc vừa phải ở những buổi đầu tiên để làm quen sau đó tăng dần tốc độ.
Biểu hiện: đau ở phần trước hoặc trong phần chân dọc theo xương ống đồng.
Lời khuyên:
- Nghỉ ngơi là điều chắc chắn khi bạn gặp chấn thương trong luyện tập. Đừng quá nóng vội quay trở lại việc chạy bộ, bạn nên nghỉ ngơi vài ngày hoặc 1 tuần tùy theo mức độ chấn thương để phục hồi sức khỏe bởi một điều chắc chắn là chấn thương sẽ càng nghiêm trọng bạn tiếp tục chạy bộ khi cơn đau chưa dứt hẳn.
- Tập vươn người
- Gặp bác sĩ nếu tình trạng tồi tệ hơn.
- Căng cơ
Khi chạy bộ quá mức hoặc có những thay đổi đột ngột khi chạy dễ dẫn đến hiện tương căng cơ. Căng cơ hay xảy ra ở vùng bắp chân hoặc bắp đùi.
Biểu hiện: Cơ hoặc gân bị tổn thương xuất hiện vết bầm tím, có cảm giác đau.
Lời khuyên:
- Nghỉ ngơi
- Chườm đá lạnh, quấn băng, kê cao chân khi nằm.
- Gặp bác sĩ nếu tình trạng nghiêm trọng hơn.
- Đau gót chân
Chạy bộ không đúng cách, tiếp đất bằng gót chân hoặc cả bàn chân dễ xảy ra chấn thương này. Hoặc kết cấu đôi giày của bạn chưa phù hợp. Thông thường những đôi giày chạy thường có đệm gót cao hơn để giảm thiểu chấn thương gót và tạo đà khi chạy.
Biểu hiện: Đau phần gót chân mỗi lần di chuyển.
Lời khuyên:
- Nghỉ ngơi cho chấn thương phục hồi
- Có thể chườm đá để giảm bớt cơn đau, thực hiện các bài massage gót
- Gặp bác sĩ nếu tình trạng nghiêm trọng hơn
- Sau khi phục hồi điều chỉnh kĩ thuật chạy bộ đúng cách.
- Chuột rút
Khi chân bạn phải làm việc quá nhiều, chạy quá nhanh hoặc trong thời gian lâu hiện tượng này rất hay xảy ra bởi việc vận động nhịp độ nhanh này khiến các bó cơ không thích ứng ngay được xảy ra tình trang co một phần cơ. Chấn thương này thường không nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu và ảnh hưởng đến việc tập luyện.
Lời khuyên:
- Vận động cường độ phù hợp, tránh quá sức
- Nghỉ ngơi khi cần thiết
- Đau đầu gối:
Biểu hiện: Bánh chè trật khỏi dây chằng gây đau trong và xung quanh khu vực này đặc biệt khi đi cầu thang, khoanh chân hoặc ngồi xổm.
Lời khuyên:
- Nghỉ ngơi
- Hạn chế các hoạt động khiến tình trạng này xấu hơn như đi cầu thang, ngồi xổm
- Nên đến gặp bác sĩ để có sự chăm sóc tốt nhất. Chấn thương này nếu để lâu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và vận động.
- Bong gân
Chạy đường bằng ít xảy ra bong gân nhưng với những người thích chạy trên địa hình gồ ghề bong gân rất dễ gặp phải.
Biểu hiện: đau, sưng tím khu vực mắt cá chân
Lời khuyên:
- Nghỉ ngơi, hạn chế đi lại
- Chườm đá lạnh, quấn băng cố định phần khớp cổ chân
- Nên đến gặp bác sĩ nếu tình trạng kéo dài.
- Phồng rộp
Giày không phù hợp dễ khiến xảy ra chấn thương này.
Biểu hiện: da bàn chân phồng rộp sưng, có bọng nước đôi khi có vết trầy xước.
Lời khuyên:
- Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm, kem làm mềm da hoặc thuốc mỡ kháng sinh bôi vào vết phồng rộp để giảm cảm giác đau rát.
- Nên nghỉ ngơi trước khi quay lại tập luyện để vết thương khỏi hoàn toàn
- Vết phồng sẽ tự bong sau một thời gian vì thế hạn chế chạm hoặc tác dộng làm vỡ vết phồng
- Chọn một đôi giày khác phù hợp hơn.
Việc tìm hiểu về các chấn thương khi chạy bộ sẽ giúp bạn hạn chế một cách tốt nhất việc gặp phải chấn thương này và tạo nên những trải nghiệm tuyệt vời khi chạy bộ. Cùng chia sẻ những kinh nghiệm của bạn với Myshoes nữa nhé!
Phương Thảo
Bình luận