Nếu như là một tín đồ của giày sneaker nhưng bạn vẫn chưa thực sự cảm thấy mình xứng đang trở thành một sneakerhead thì bài viết này sẽ cho bạn câu trả lời rõ ràng nhất!
Từ “sneakerhead” được dành cho những người yêu thích sneakers, thích đi giày cũng như sưu tập giày sneaker, họ là người có nhiều kiến thức và kinh nghiệm về sneakers.
Là một sneakerhead thì bạn thực sự cần 3 tố chất sau:
– Lòng say mê sneaker: Một người có niềm đam mê với sneaker thì lúc ăn, lúc ngủ, mọi sinh hoạt đều có hướng đến sneaker. Thực sự họ sẽ xem sneaker là một phần trong cuộc sống của mình.
– Kiến thức chuyển sâu về sneakers: Để thành một sneakerhead, chắc chắn bạn phải có kiến thức thực sự, chuyên sâu, hiểu rộng về sneakers. Nếu so sánh thì bạn chỉ đứng sau nhà thiết kế và nhà sản xuất thôi nếu là một sneakerhead thực thụ.
– Sự gắn bó: Bạn chắc chắn phải bỏ ra rất rất nhiều thời gian để học hỏi, thu thập thông tin, giao lưu, đi săn tìm sneakers. Nếu không có sự gắn bó và công hiến thời gian, công sức thì đích đến là một sneakerehead chính hiệu của bạn còn xa vời đấy!
Văn hòa sneakerhead bắt nguồn từ Mĩ cuối thập niên 70, được hình thành dựa trên hai yếu tố: sự phát triển của nhạc hip-hop và bóng rổ. Sneaker thật sự bùng nổ khi Nike hay ngôi sao bóng rổ Michael Jordan giới thiệu những đôi Air Jordan vào năm 1985.
Điều mà đa số các sneakerhead hướng tới là những đôi giày sneaker hiếm, đẹp, nguyên bản, mới ra hoặc từ những người nổi tiếng. Nắm bắt được nhu cầu rộng lớn đó, các trang bán hàng online và đấu giá online ra đời chuyên cung cấp, mua bàn những mẫu hàng hiếm cho dân sưu tập, chẳng hạn như Suplex ở Philadenphia, HG Kicks, Flight Cub ở New York.
Là một sneakerhead chính hiệu là bạn có thể tham gia diễn đàn của các sneakerhead trên các forum, các trang blog, tài khoản Twitter, Facebook, Instagram của những sneakerhead nổi tiếng trên toàn thế giới như Ronnie Fieg, Motofumi “Poggy” Kogi, Isimeme “Easy” Otabor, John Geiger hay các celebrity sneakerhead như Jay-Z, Pharrell, Kanye West.
Bên cạnh đó, cũng có khá nhiều phòng trưng bày, hội chợ, sự kiện được tổ chức để dân sneakerhead có thể giao lưu với nhau, trao đổi như Shoezeum ở Dan Diego, sự kiện sneakercorn ở các thành phố lớn như ở Mỹ và Châu Âu như trang Sneakerpedia chuyên cho dân sưu tập giày.
Đặc biệt, trường Đại học Carnegie Mellon ở Mỹ có hẳn một khóa học chính thức về lịch sử sưu tập sneaker tên là Sneakerology 101.
– Ngọc Nguyễn –
Bình luận